Tìm hiểu về nghề kiến trúc sư và cách phát triển sự nghiệp

Kiến trúc sư thường có thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, để theo đuổi ngành này lâu dài, bạn cũng cần phải có sự đam mê và năng khiếu.

Kiến trúc sư là những người được đào tạo để thiết kế các công trình xây dựng, chẳng hạn như nhà ở, chung cư, khu dân cư, đô thị, các công trình nghệ thuật…

Tìm hiểu về nghề Kiến trúc sư là điều nhiều bạn sắp thi ĐH cần biết.

1
Trình độ học vấn


Ở Việt Nam, thông thường, bạn phải mất khoảng 5 năm để tốt nghiệp đại học và được chứng nhận là một kiến trúc sư thực thụ. Sau đó, nếu bạn muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng. Bạn có thể tham gia các chương trình đào tạo sau đại học, thạc sỹ về kiến trúc… Các khóa học này thường mất khoảng 1,5- 2 năm để bạn hoàn tất chương trình.

2
Chương trình học

Muốn trở thành kiến trúc sư, bạn sẽ được học về hội hoạ, mỹ thuật, các nguyên lý thiết kế, quy hoạch, triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật theo quy định… Ngoài ra, bạn cũng được đào tạo về kỹ thuật điện, nước và phong thủy.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển sinh ngành kiến trúc trên nhiều trang web của các trường đại học như: Kiến trúc Hà Nội, Kiến trúc Tp. HCM, Xây dựng Hà Nội, Bách Khoa Tp.HCM, Bách Khoa Hà Nội…

3
Môi trường làm việc

Kiến trúc sư thường làm việc tại các công ty thiết kế, văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế…

Trong quá trình làm việc, kiến trúc sư thường ra các công trường để kiểm tra, giám sát việc thi công công trình.

4
Những tố chất cần thiết

Để trở thành một kiến trúc sư, trước hết bạn phải có niềm đam mê về kỹ thuật, có khả năng sáng tạo và tư duy tốt.

Ngoài ra, kiến trúc sư cũng cần sử dụng thành thạo các phần mềm tin học như autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…

Tìm hiểu về nghề Kiến trúc sư

5
Một ngày của kiến trúc sư

Thông thường, một ngày làm việc của kiến trúc sư sẽ diễn ra như sau:

Trao đổi với các khách hàng về mục tiêu, yêu cầu và ngân sách của dự án.

Nghiên cứu tính khả thi và các tác động đến dự án.

Thiết kế, chuẩn bị bản vẽ và trình bày ý kiến với khách hàng.

Lên kế hoạch thực hiện dự án.

Thực hiện theo các quy chuẩn xây dựng, quy hoạch pháp luật, quy định về phòng cháy chữa cháy…

Ngoài ra, đối với một số dự án, nhất là những công trình lớn, kiến trúc sư cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát thi công.

6
Triển vọng nghề nghiệp

Kiến trúc sư thường có thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, để theo đuổi ngành này lâu dài, bạn cũng cần phải có sự đam mê và năng khiếu.

Hiện nay, số lượng các bạn nữ học ngành kiến trúc ngày càng cao, trong đó, rất nhiều bạn có thành tích học tập xuất sắc. Các thiết kế của họ luôn mang nét nữ tính, trang nhã và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong tương lai, để tìm được việc làm tại các công ty, kiến trúc sư có thể đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *