Thực sự bạn đã sẵn sàng với công việc thứ hai chưa?

Thoạt nghe, có vẻ chú ý này không khác gì điều được nêu ở trên, nhưng thực ra không phải như vậy. Lời khuyên số 1 hướng tới “lượng” đầu tư cho công việc, được

Ngay cả những doanh nhân đã và đang tự mình khởi sự kinh doanh riêng cũng không bỏ qua cơ hội tìm kiếm thêm một vài công việc khác ngoài giờ để “tận thu” từ sức lao động của mình. Cùng lúc làm hai, ba công việc cũng đồng nghĩa với năng suất hoạt động và tâm sức đầu tư cho mỗi công việc sẽ bị chia nhỏ ra.

Có những người dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc tại văn phòng rồi lại dành 3 tiếng buổi tối để nhận thêm các công việc làm tại nhà, thời gian để hồi phục sức lao động rút ngắn lại nhưng có thêm “đầu ra đầu vào”. Tương tự, có nhiều người lại cùng lúc nhận song song hai công việc trong cùng một lúc để rồi không đạt được bất cứ mục tiêu nào.

Hãy tham khảo những chú ý sau, có thể bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất cho bản thân trước khi bắt tay tìm công việc thứ hai:
1
Luôn nhớ rằng một công việc là chính

Trong khoa học quản lý đã đưa ra lý thuyết rất rõ ràng, thu nhập của bạn được chia làm nhiều loại và trong đó nhất định phải có khoản thu nhập ổn định nhất, bền vững nhất và nó chính là thu nhập từ công việc chính. Thật vậy, khi nhận thêm một công việc thứ hai để làm, thì đó vẫn chỉ là việc làm thêm và bản thân bạn không bị ràng buộc quá nhiều vào nó, ngay cả khi bạn dừng lại thì bạn vẫn còn công việc toàn thời gian đang làm. Nhưng nếu bạn để tuột mất việc làm ổn định đó thì về lâu về dài, khoản thu nhập thu về bị “tổn thương” đáng kể. Do đó hãy cân nhắc phân chia thời gian, công sức để tập trung vào công việc chính một cách đúng đắng và tôn trọng nó.

2
Cống hiến hết mình cho công việc chính

Thoạt nghe, có vẻ chú ý này không khác gì điều được nêu ở trên, nhưng thực ra không phải như vậy. Lời khuyên số 1 hướng tới “lượng” đầu tư cho công việc, được đo đếm bằng giờ. Gợi ý này muốn nhắc nhở bạn đến cái “chất” mà bạn đem vào khi làm việc.

Nhiều người hiểu chưa xác đáng ý nghĩa của từ cống hiến, họ cho rằng cống hiến là làm trọn vẹn, làm đầy đủ và không tổn hại đến công việc, điều đó không sai, nhưng thực tế để đánh giá một người cống hiến hết mình các vị sếp đòi hỏi đến kết quả khả quan và thái độ tích cực. Một khi bạn tỏ vẻ mệt mỏi mỗi khi hoàn thành công việc dù đúng hạn hay không thì nó cũng đem lại không khí không thiện chí với những người xung quanh và dần dần công việc trở nên nhàm chán và bị bỏ bê, để chạy theo các công việc bên ngoài.
3
Chính sách công việc có cho phép hay không?

Đừng nghĩ rằng đây là lời khuyên thừa vì khi tan sở bạn không còn phụ thuộc vào công ty nữa. Về mặt nào đó thì có thể lập luận của bạn đúng, tuy nhiên trong các hợp đồng lao động thường quy định rõ ràng về mức độ ràng buộc và cam kết của người lao động với chủ lao động. Nó có thể không ràng buộc về yếu tố thời gian, nhưng rất có thể ràng buộc về các điều kiện lao động khác như sức khỏe chẳng hạn. Nhiều người sau khi dành 8 tiếng làm việc cật lực bên ngoài lại làm thêm tới 5 tiếng nữa và hầu như không có thời gian để ngủ. Do vậy, cách tốt nhất là hãy tham khảo lời khuyên từ chính những đồng nghiệp, sếp và gia đình trước khi lựa chọn làm thêm một công việc thứ hai.

Đôi khi, những công việc làm thêm không nhất thiết phải xuất phát từ bên ngoài đó có thể là chính gian hàng nhỏ của gia đình, một quán cà phê chung vốn với vài người bạn hoặc cũng có thể là chính những công việc của công ty chính đang cần xử lý.

Nhiều nhân viên xuất sắc không quá vội vàng tìm một công việc bên ngoài mà đầu tư sức lực để tìm kiếm cơ hội thăng tiến ngay trong thời điểm khó khăn này.

Thu nhập chắc chắn là điều đáng lưu tâm, khoản tiền công từ công việc thứ hai có thể rất thu hút nhưng hãy nhớ rằng nó không bền, thời vụ và cân nhắc xem sức lực bạn đổ vào đó có thực sự đáng giá hay không. Hi vọng rằng 3 gợi ý trên sẽ phần nào giúp bạn nhận ra lựa chọn thích hợp nhất trong thời điểm này!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *